<h2>1. Chọn một domain tốt</h2>
<p>Domain của bạn hay còn được gọi là địa chỉ website chính là cổng dẫn khách hàng vào với thế giới của bạn. Hãy chú ý để đảm bảo domain của bạn thân thiện với ngừơi sử dụng và phù hợp với các tiêu chuẩn về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO). Cụ thể:</p>
<p>· Dễ đánh vần, dễ gây ấn tượng: tránh sử dụng tiếng lóng hay những từ khó, tránh những tên nhảm nhí thiếu nghiêm túc</p>
<p>· Càng ngắn càng tốt: domain ngắn giúp người đọc dễ nhớ hơn.</p>
<p>· Chọn phần mở rộng tên miền thông dụng: tốt nhất là “.com”</p>
<p>· Chọn địa chỉ website rộng để thuận lợi cho việc phát triển của doanh nghiệp sau này: ví dụ Amazon.com thì rộng mở hơn Bookonline.com</p>
<p>· Nghiên cứu về domain bạn muốn chọn: tra cứu trên Google xem domain đó đã tồn tại chưa và có liên quan đến bản quyền không.</p>
<p> </p>
<h2>2. Chọn một nhà cung cấp website có uy tín </h2>
<p>· Nhà cung cấp website là một công ty có đủ năng lực cung cấp dịch vụ và nền tảng kỹ thuật để đưa website của bạn hoạt động trên Internet.</p>
<p>· Đảm bảo bạn có đủ thông tin email, số điện thoại của nhà cung cấp để có thể yêu cầu hỗ trợ bất cứ khi nào cần.</p>
<p>· Giao diện web giữa bạn và nhà cung cấp cần phải dễ sử dụng, thuận tiện cho việc sửa đổi.</p>
<p>· Bạn nên trải nghiệm để đánh giá thực tế điều này.</p>
<p> </p>
<h2>3. Mô tả về doanh nghiệp của bạn một cách rõ ràng và nổi bật: </h2>
<p>Thông tin về doanh nghiệp của bạn – bạn là ai và tại sao bạn làm lĩnh vực này - cần được cung cấp đầu tiên cho khách hàng khi họ ghé thăm website. Hãy lưu ý đến các banner xuất hiện trong website. Các dòng giới thiệu về doanh nghiệp của bạn cần nổi bật ở trang chủ và gây ấn tượng tốt…</p>
<p> </p>
<h2>4. Chọn một nền tảng thanh toán điện tử uy tín: </h2>
<p>Điều này rất quan trọng để vận hành công việc kinh doanh của bạn trôi chảy và an toàn.</p>
<p> </p>
<h2>5. Xây dựng giao diện web của bạn đẹp, hấp dẫn và thân thiện với khách hàng: </h2>
<p>· Sử dụng đồ hoạ đẹp và font chữ dễ đọc.</p>
<p>· Đảm bảo tranh ảnh, thiết kế đồ hoạ dung lượng phù hợp để việc tải trang không bị chậm.</p>
<p>· Nghiên cứu và học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh</p>
<p>· Nghiên cứu và nắm bắt thị hiếu của khách hàng</p>
<p>· Thông tin liên lạc thuận lợi cho việc liên hệ của khách hàng </p>
<p> </p>
<h2>6. Tối ưu hoá website của bạn trên các công cụ tìm kiếm (SEO):</h2>
<p>Website của bạn càng được thiết kế đẹp với nội dung hấp dẫn thì khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm sẽ cao hơn. SEO là một quá trình có thể dẫn đến sự khác biệt một trời một vực giữa việc website của bạn ở trang đầu của công cụ tìm kiếm hay ở trang 300. Bạn nên chú ý đến kỹ thuật này để tối ưu hiệu quả hoạt động của website trong hoạt động kinh doanh.</p>
<p> </p>
<h2>7. Thường xuyên sáng tạo và đăng tải những nội dung có ý nghĩa lên website:</h2>
<p>Cả số lượng nội dung đăng tải và sự mới mẻ, hấp dẫn đều là những yếu tố quan trọng để đưa website của bạn lên hàng đầu trong các công cụ tìm kiếm. Ngoài những bài viết về lĩnh vực của mình, một dạng nội dung rất được ưa chuộng đó là nhận xét của khách hàng (testimonials) dưới dạng bài viết hay video. </p>
<p>(Nguồn: Forbes.com)</p>
1. Chọn một domain tốt
Domain của bạn hay còn được gọi là địa chỉ website chính là cổng dẫn khách hàng vào với thế giới của bạn. Hãy chú ý để đảm bảo domain của bạn thân thiện với ngừơi sử dụng và phù hợp với các tiêu chuẩn về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO). Cụ thể:
· Dễ đánh vần, dễ gây ấn tượng: tránh sử dụng tiếng lóng hay những từ khó, tránh những tên nhảm nhí thiếu nghiêm túc
· Càng ngắn càng tốt: domain ngắn giúp người đọc dễ nhớ hơn.
· Chọn phần mở rộng tên miền thông dụng: tốt nhất là “.com”
· Chọn địa chỉ website rộng để thuận lợi cho việc phát triển của doanh nghiệp sau này: ví dụ Amazon.com thì rộng mở hơn Bookonline.com
· Nghiên cứu về domain bạn muốn chọn: tra cứu trên Google xem domain đó đã tồn tại chưa và có liên quan đến bản quyền không.
2. Chọn một nhà cung cấp website có uy tín
· Nhà cung cấp website là một công ty có đủ năng lực cung cấp dịch vụ và nền tảng kỹ thuật để đưa website của bạn hoạt động trên Internet.
· Đảm bảo bạn có đủ thông tin email, số điện thoại của nhà cung cấp để có thể yêu cầu hỗ trợ bất cứ khi nào cần.
· Giao diện web giữa bạn và nhà cung cấp cần phải dễ sử dụng, thuận tiện cho việc sửa đổi.
· Bạn nên trải nghiệm để đánh giá thực tế điều này.
3. Mô tả về doanh nghiệp của bạn một cách rõ ràng và nổi bật:
Thông tin về doanh nghiệp của bạn – bạn là ai và tại sao bạn làm lĩnh vực này - cần được cung cấp đầu tiên cho khách hàng khi họ ghé thăm website. Hãy lưu ý đến các banner xuất hiện trong website. Các dòng giới thiệu về doanh nghiệp của bạn cần nổi bật ở trang chủ và gây ấn tượng tốt…
4. Chọn một nền tảng thanh toán điện tử uy tín:
Điều này rất quan trọng để vận hành công việc kinh doanh của bạn trôi chảy và an toàn.
5. Xây dựng giao diện web của bạn đẹp, hấp dẫn và thân thiện với khách hàng:
· Sử dụng đồ hoạ đẹp và font chữ dễ đọc.
· Đảm bảo tranh ảnh, thiết kế đồ hoạ dung lượng phù hợp để việc tải trang không bị chậm.
· Nghiên cứu và học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh
· Nghiên cứu và nắm bắt thị hiếu của khách hàng
· Thông tin liên lạc thuận lợi cho việc liên hệ của khách hàng
6. Tối ưu hoá website của bạn trên các công cụ tìm kiếm (SEO):
Website của bạn càng được thiết kế đẹp với nội dung hấp dẫn thì khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm sẽ cao hơn. SEO là một quá trình có thể dẫn đến sự khác biệt một trời một vực giữa việc website của bạn ở trang đầu của công cụ tìm kiếm hay ở trang 300. Bạn nên chú ý đến kỹ thuật này để tối ưu hiệu quả hoạt động của website trong hoạt động kinh doanh.
7. Thường xuyên sáng tạo và đăng tải những nội dung có ý nghĩa lên website:
Cả số lượng nội dung đăng tải và sự mới mẻ, hấp dẫn đều là những yếu tố quan trọng để đưa website của bạn lên hàng đầu trong các công cụ tìm kiếm. Ngoài những bài viết về lĩnh vực của mình, một dạng nội dung rất được ưa chuộng đó là nhận xét của khách hàng (testimonials) dưới dạng bài viết hay video.
(Nguồn: Forbes.com)
|